NĐ 23/2025/NĐ-CP về chữ ký điện tử có hiệu lực từ ngày 10/4/2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về chữ ký số và dịch vụ tin cậy tại Việt Nam. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch điện tử của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Cùng EFY-CA tìm hiểu thông tin chi tiết về những điểm mới của Nghị định 23/2025/NĐ-CP nhé.
Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký số và dịch vụ tin cậy
Theo Nghị định 23/2025/NĐ-CP, các quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy được áp dụng, ngoại trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Từ ngày 10/4/2025, chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như sau:
- Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia: Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình theo từng loại dịch vụ tin cậy.
- Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy: Được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy, gồm chứng thư cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu và chứng thư cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Chứng thư chữ ký số công cộng: Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.
- Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng: Do cơ quan, tổ chức tạo tập và cấp cho chữ ký điện tử chuyên dùng.
Chứng thư chữ ký điện tử bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin về đơn vị phát hành chứng thư chữ ký điện tử.
– Thông tin về cá nhân, tổ chức được cấp chứng thư, bao gồm tên, mã/số định danh hoặc danh tính điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
– Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
– Thời gian hiệu lực của chứng thư.
– Dữ liệu phục vụ kiểm tra chữ ký điện tử của người được cấp chứng thư.
– Chữ ký điện tử của đơn vị phát hành chứng thư.
– Phạm vi và mục đích sử dụng của chứng thư.
– Trách nhiệm pháp lý của đơn vị cấp chứng thư.
(1) Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm:
- Tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia.
- Số hiệu chứng thư chữ ký số.
- Thời gian hiệu lực.
- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Chữ ký số của đơn vị cấp chứng thư.
- Mục đích và phạm vi sử dụng.
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia.
- Thuật toán khóa không đối xứng.
(2) Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy bao gồm:
- Tên tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số.Tên tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy.
- Số hiệu chứng thư.
- Thời gian hiệu lực.
- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy.
- Chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư.
- Mục đích và phạm vi sử dụng.
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy.
- Thuật toán khóa không đối xứng.
(3) Chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm:
- Tên tổ chức phát hành chứng thư.
- Tên thuê bao được cấp chứng thư.
- Số hiệu chứng thư.
- Thời gian hiệu lực.
- Khóa công khai của thuê bao.
+ Chữ ký số của đơn vị cấp chứng thư.
+ Mục đích và phạm vi sử dụng.
+ Trách nhiệm pháp lý của tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng.
+ Thuật toán khóa không đối xứng.
Khi nào bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ tin cậy từ 10/4/2025?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 23/2025/NĐ-CP, giấy phép của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy sẽ bị thu hồi trong các trường hợp dưới đây:
- Tự nguyện chấm dứt hoạt động và không tiếp tục cung cấp dịch vụ.
- Bị giải thể hoặc ngừng hoạt động.
- Tòa án có quyết định tuyên bố phá sản.
- Bị sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức khác.
- Trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp phép, tổ chức không triển khai thực tế các điều kiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này, trừ trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định pháp luật và đã có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hồ sơ xin cấp, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép có hành vi giả mạo tài liệu hoặc cố tình tẩy xóa, chỉnh sửa nội dung giấy phép được cấp.
- Sau khi bị tạm đình chỉ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định này, tổ chức không thực hiện biện pháp khắc phục trong thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Vi phạm các hành vi bị cấm theo Điều 6 Luật Giao dịch điện tử.
Nghị định 23/2025/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2025.
Kể từ thời điểm này, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ, quy định chi tiết về việc thực thi Luật Giao dịch điện tử liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, cùng với Nghị định 48/2024/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2024 – nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, sẽ không còn hiệu lực. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ vẫn áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Nghị định 23/2025/NĐ-CP.
Với những thay đổi quan trọng được quy định trong Nghị định 23/2025/NĐ-CP, việc nắm bắt và áp dụng đúng các quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho các giao dịch điện tử.
Hy vọng với những thông tin chi tiết được cung cấp trong bài viết này, bạn đọc sẽ có thể hiểu rõ hơn về Nghị định 23/2025/NĐ-CP và áp dụng hiệu quả vào thực tế nhé.
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY
▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNG
CHỮ KÝ SỐ EFY - CA
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT:
Mua hàng: HN (Ms Hằng): 0911 876 893 / HCM (Ms Thùy): 0911 876 899
Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ
ThuongNTH