Chữ ký số công cộng EFYCA
Giải pháp tiên phong thời công nghệ

Tìm hiểu về chính phủ điện tử là gì? Lợi ích khi sử dụng chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là việc sử dụng CNTT để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân Việt Nam. Chính phủ điện tử được xem là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính và mang lại tính tiện lợi, minh bạch, sự tương tác giữa chính phủ và người dân. Trong bài viết hôm nay, cùng EFY-CA tìm hiểu về chính phủ điện tử là gì và các lợi ích của chính phủ điện tử nhé.

1. Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử (GOV) là gì?

Theo khái niệm của Liên Hợp quốc, chính phủ điện tử là việc sử dụng CNTT như mạng diện rộng, internet và các phương tiện di động để cơ quan chính phủ tương tác với người dân, doanh nghiệp hoặc chính mình.

Có thể hiểu, chính phủ điện tử là không họp trực tiếp, không sử dụng giấy tờ, không thanh toán bằng tiền mặt và không gặp mặt trong thủ tục hành chính. Chính phủ điện tử là việc áp dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan thông qua cung cấp dịch vụ công trên các nền tảng như website, ứng dụng,..

Việc sử dụng chính phủ điện tử giúp cơ quan có cách làm việc theo hướng minh bạch, hiệu quả hơn và cung cấp đầy đủ, liên tục các dịch vụ công với chi phí thấp cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thông qua phương tiện thông tin điện tử.

2. Tại sao nên sử dụng chính phủ điện tử (GOV)?

Mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử (GOV)

Chính phủ điện tử giúp tăng cường năng lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước và mang lại sự công khai, minh bạch cho người dân thực hiện thủ tục hành chính. Chính phủ điện tử được sử dụng bởi các mục tiêu sau:

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính phủ và cơ quan chính quyền địa phương (qua việc trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin hoặc tổ chức họp trực tuyến,...)

- Cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức nhằm tạo điều kiện dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi

- Khuyến khích người dân tham gia và quá trình xây dựng chính sách, đóng góp vào việc xây dựng luật pháp và điều hành chính phủ

- Giảm chi phí hoạt động cho cơ quan chính phủ

- Xây dựng chính phủ hiện đại, hiệu quả và có tính minh bạch cao.

Như vậy, việc xây dựng chính phủ điện tử trở thành xu hướng phổ biến tại nhiều quốc gia và là yêu cầu cấp thiết, quan trọng đóng góp vào quá trình cải cách hành chính quốc gia.

3. Lợi ích khi sử dụng Chính phủ điện tử (GOV)

Lợi ích khi sử dụng Chính phủ điện tử (GOV)

Chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng và có nhiệm vụ trong việc cải thiện quản lý, cung cấp dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác của chính phủ với người dân, doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Một số lợi ích khi sử dụng chính phủ điện tử (GOV) có thể kể đến như:

- Cải thiện dịch vụ công: Chính phủ điện tử (GOV) giúp tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến như nộp thuế, đăng ký kinh doanh, xin giấy phép, làm giấy tờ, truy cập thông tin về chính sách, chương trình của cơ quan chính phủ. GOV giúp tiết kiệm được thời gian đi lại của người dân và cải thiện được hiệu suất của hệ thống thủ tục hành chính;

- Tăng chính minh bạch và trung thực: Sử dụng chính phủ điện tử giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ thông qua việc cung cấp thông tin chi tiết về quyết định chính trị, ngân sách, chính sách và các hoạt động khác của chính phủ;

- Giảm thiểu thủ tục hành chính: Thông qua việc cung cấp kênh trực tuyến để thực hiện thủ tục hành chính đã giúp giảm bớt được thời gian và các thủ tục rườm rà nhiều giấy tờ;

- Tối ưu hóa quản lý nguồn lực: Chính phủ điện tử giúp quản lý tài nguyên, nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua tự động hóa quy trình, giảm trùng lặp và tăng cường hiệu quả;

- An toàn thông tin, tăng tính bảo mật: Việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua môi trường số giúp tăng cường được an ninh thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm của người dân, doanh nghiệp.

- Phát triển kinh tế số: Chính phủ điện tử góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế số bằng cách thúc đẩy doanh nghiệp, người dân tiếp cận CNTT và truyền thông rộng rãi hơn.

4. 4 loại giao dịch trong Chính phủ điện tử (GOV)

4 loại giao dịch trong Chính phủ điện tử (GOV)

4.1. Dịch vụ điện tử cung cấp cho người dân (G2C)

Đây là tính năng cung cấp giao dịch, thủ tục hành chính giữa người dân và chính phủ. Chính phủ tạo điều kiện cho người dân thực hiện giao dịch trực tuyến như đăng ký, nộp thuế, yêu cầu giấy phép, hỗ trợ việc làm, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm hoặc các thủ tục khác.

4.2. Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho doanh nghiệp (G2B)

Tương tự với G2C, dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho doanh nghiệp tập trung vào các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức như đăng ký kinh doanh, nộp thuế, hỗ trợ thương mại, yêu cầu giấy phép,...và một số thủ tục khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

4.3. Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho cán bộ công chức (G2E)

Loại hình giao dịch này tập trung vào giao dịch, cung cấp dịch vụ giữa Chính phủ và cán bộ công chức, viên chức. Một số thủ tục như việc làm, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm và các lợi ích khác.

4.4. Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp môi trường trao đổi giữa các cơ quan chính phủ với nhau (G2G)

Loại giao dịch này liên quan đến khả năng giao dịch, phối hợp, chuyển giao giữa các cấp, ngành, tổ chức trong bộ máy Nhà nước về điều hành và quản lý thủ tục hành chính công. Chính phủ tương tác, trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trong thực hiện nhiệm vụ và quản lý quốc gia.

5. Hình thức hoạt động của Chính phủ điện tử (GOV)

Các hình thức hoạt động của Chính phủ điện tử

5.1. Thư điện tử email

Email giúp rút ngắn được thời gian, công sức và tiết kiệm được chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính công. Việc sử dụng thư điện tử email giúp việc chuyển thông tin tự động và dễ dàng hơn. 

5.2. Mua sắm công trong Chính phủ điện tử

Việc mua sắm công thực hiện qua các dịch vụ trực tuyến trong chính phủ điện tử giúp đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính chính phủ. Đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và chi phí so với cách thức truyền thông.

5.3. Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange-EDI)

Trao đổi điện tử (EDI) là quá trình truyền tải thông tin từ máy tính gửi sang máy tính nhận thông quan phương tiện truyền thông điện tử. Nhờ EDI mà các quy trình phức tạp như đặt đơn hàng, vận đơn, báo giá, nhận hàng và các tài liệu kinh doanh khác được xử lý nhanh chóng. Điều này giúp chính phủ tiết kiệm được thời gian, chi phí và hạn chế được sai sót.

5.4. Tra cứu và cập nhật thông tin qua mạng

Chính phủ điện tử sử dụng giao dịch dịch vụ trực tuyến để cung cấp thông tin kịp thời và nhanh chóng cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên toàn quốc. Thông qua môi trường số, người dùng có thể nhanh chóng tra cứu, cập nhật thông tin về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

6. Sử dụng chữ ký số EFY-CA - Công cụ hỗ trợ giao dịch trên Chính phủ điện tử (GOV)

Sử dụng chữ ký số EFY-CA để kê khai nộp thuế, thực hiện thủ tục hành chính công trên Chính phủ điện tử (GOV)

Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện giao dịch trên Chính phủ điện tử GOV. Chữ ký số được tạo ra dựa trên công nghệ mã hóa công khai và là một dạng của chữ ký điện tử. 

Chữ ký số đóng vai trò như một chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp và được công nhận pháp lý khi giao dịch trên môi trường điện tử như ký hợp đồng điện tử, kê khai thuế, phát hành hóa đơn điện tử và giao dịch tài chính.

Bên cạnh giá trị pháp lý được công nhận tương tự chữ ký tay truyền thống, chữ ký số còn đóng vai trò trong việc xác nhận, đảm bảo trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. 

4 đặc điểm nổi bật của chữ ký số có thể được kể đến như:

- Khả năng xác định nguồn gốc: Chữ ký số có thể xác thực danh tính của chủ sở hữu thông qua chứng thư số và tăng tính chống chối bỏ;

- Tính bảo mật cao: Việc sử dụng 2 lớp mã hóa, chữ ký số đảm bảo được tính bảo mật và ngăn chặn được việc rò rỉ thông tin;

- Tăng tính toàn vẹn dữ liệu: Chữ ký số đảm bảo rằng chỉ có người nhận (bên liên quan) đã ký số mới mở được dữ liệu, hợp đồng,...Điều này giúp tăng tính toàn vẹn của dữ liệu khi thực hiện trong môi trường số;

- Tính chống chối bỏ tài liệu: Khi các bên liên quan sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hành chính, ký kết sẽ không thể bị xóa bỏ hay thay thế mà không để lại dấu vết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về chính phủ điện tử (GOV) và các lợi ích khi sử dụng chính phủ điện tử. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng chữ ký số để thực hiện kê khai, giao dịch, thủ tục hành chính công vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất và chi tiết nhất nhé.

 

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY

▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNG
CHỮ KÝ SỐ EFY - CA

Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT: 

Tổng đài: 19006142 / 19006139

Mua hàng: HN (Ms Hằng): 0911 876 893 / HCM (Ms Thùy): 0911 876 899

 

Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chữ ký số là gì? Những quy định về chữ ký số theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP doanh nghiệp cần nắm rõ

Chữ Ký Số Token Là Gì? – Giải Pháp Ký Số Tiện Ich, An Toàn, Bảo Mật Trong Các Giao Dịch Điện Tử | Chữ Ký Số EFY-CA

Chữ ký số từ xa là gì? Tìm hiểu về dịch vụ chữ ký số từ xa EFY-eRemoteSigning

ThuongNTH

Tin tức liên quan

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam