Làm sao để phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử là câu hỏi phổ biến trong bối cảnh số hóa. Cả hai đều là phương tiện xác thực điện tử nhưng có bản chất, chức năng và pháp lý hoàn toàn khác nhau. Vậy, chữ ký số và chữ ký điện tử có giống nhau không? Hãy cùng EFY-CA phân tích chuyên sâu trong bài viết sau đây.
Làm sao để phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử (Electronic Signature) là tập hợp các dữ liệu điện tử được đính kèm hoặc liên kết với một văn bản số, nhằm xác nhận người ký đồng ý với nội dung tài liệu đó. Đây có thể là hình ảnh quét của chữ ký tay, dấu vân tay số, mã PIN, mật khẩu, hay đơn giản là nút "Tôi đồng ý" trong hợp đồng điện tử.
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số (Digital Signature) là một dạng đặc biệt của chữ ký điện tử, được tạo ra bằng cách mã hóa dữ liệu theo thuật toán mật mã. Nó sử dụng cặp khóa công khai và khóa riêng được cung cấp bởi tổ chức chứng thực (CA), nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực và không thể chối bỏ của tài liệu đã ký.
Phân biệt đặc điểm và chức năng của chữ ký số và chữ ký điện tử
Đặc điểm nhận biết chữ ký điện tử
- Được tạo ra dưới dạng dữ liệu điện tử;
- Gắn kết chặt chẽ và có tính liên kết logic với văn bản hoặc hợp đồng được ký;
- Dùng để xác thực danh tính người ký và thể hiện sự đồng thuận của họ đối với nội dung văn bản.
Đặc điểm nhận biết chữ ký số
- Giúp xác minh danh tính của người ký một cách rõ ràng
- Được bảo mật ở mức độ cao
- Đảm bảo nội dung văn bản, tài liệu không bị thay đổi
- Không thể chối bỏ trách nhiệm sau khi đã ký
Điểm giống và khác của chữ ký điện tử và chữ ký số
Để phân biệt được chữ ký số và chữ ký điện tử với chữ ký số không hề khó. Cả chữ ký số và chữ ký điện tử là giải pháp thay thế hiệu quả cho chữ ký tay và con dấu truyền thống của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các giao dịch trên môi trường số, và chúng đều mang lại nhiều lợi ích thiết thực và có những điểm tương đồng nổi bật như:
- Được pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý đầy đủ;
- Hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ, nộp báo cáo thuế trực tuyến một cách thuận tiện;
- Đơn giản hóa quy trình làm việc, tạo sự linh hoạt trong việc ký kết tài liệu;
- Tiết kiệm thời gian và chi phí khi tham gia các giao dịch điện tử.
Sự khác biệt giữa chữ ký số và chữ ký điện tử
Tiêu chí |
Chữ ký điện tử |
Chữ ký số |
Khái niệm |
Theo Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005 thì chữ ký điện tử là Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử,... |
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì "chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác" |
Bảo mật |
Không sử dụng mã hóa |
Rất cao và được mã hóa bởi cặp mã hóa không đối xứng: - Khóa công khai & khóa bí mật |
Chứng thực |
Không bắt buộc |
Phải có chứng thư số từ tổ chức uy tín |
Cách tạo lập |
Có thể dễ dàng tạo lập thông qua file Excel, file Word, scan,... |
Người sử dụng cần phải đăng ký sử dụng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. |
Cách sử dụng |
Dễ dàng sử dụng có thể thực hiện đơn giản bằng cách chèn chữ ký điện tử vào văn bản, tài liệu cần ký,... và không qua các thiết bị mã hóa. |
Phức tạp hơn, cần thiết bị và phần mềm chuyên dụng như kết nối USB Token, nhập mã PIN bảo mật và tiến hành ký số tại vị trí cần ký tùy theo nhu cầu sử dụng và loại chữ ký số. |
Tính bảo mật |
Chữ ký điện tử có thể dễ dàng bị giả mạo, làm giả |
Nhờ hệ thống mã hóa cho nên để có thể sao chép, thay đổi hay giả mạo rất khó khăn, đảm bảo an toàn hơn |
Phân biệt các trường hợp sử dụng chữ ký số và chữ ký điện tử trong khi sử dụng
Nhiều người vẫn nhầm lẫn khi sử dụng chữ ký số và chữ ký điện tử, hãy cùng EFY-CA làm rõ vấn đề này nhé:
Với khả năng và tính bảo mật cao, chữ ký số được khuyên dùng cho các hợp đồng, tài liệu quan trọng như:
- Các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử;
- Xác nhận người gửi thư tới đối tác qua email quan trọng.
- Trong khi thực hiện những công việc sau: đầu tư chứng khoán trực tiếp, các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, đóng phí bảo hiểm trực tuyến, ký kết các hợp đồng điện tử;…
Các cam kết gửi qua thư điện tử
Sử dụng số định danh cá nhân khi nhập hoặc khi rút tiền;
Ký kết bằng bút điện tử ở các thiết bị cảm ứng như tại các quầy thanh toán,…
- Trong khi thực hiện những công việc như: kê khai hải quan điện tử, thực hiện việc nộp thuế trực tuyến, thực hiện việc kê khai bảo hiểm xã hội;…
Câu 1: Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?
Trả lời: Có, nhưng phải đảm bảo điều kiện xác thực và người nhận đồng ý với hình thức ký đó.
Câu 2: Có thể dùng chữ ký điện tử thay cho chữ ký số không?
Trả lời: Tùy trường hợp. Những văn bản yêu cầu bảo mật cao, liên quan pháp lý vẫn cần chữ ký số.
Câu 3: Chữ ký số có thể giả mạo không?
Trả lời: Không. Chữ ký số dùng công nghệ mã hóa mạnh, gần như không thể làm giả.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về việc phn biệt chữ ký số và chữ ký điện tử. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong môi trường số. Việc phân biệt rõ ràng hai hình thức này không chỉ giúp doanh nghiệp lựa chọn công cụ phù hợp mà còn đảm bảo hiệu quả và an toàn pháp lý trong mọi giao dịch.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chữ ký số chuyên nghiệp, an toàn, hãy liên hệ với EFY-CA – nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ!
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY
▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNG
CHỮ KÝ SỐ EFY - CA
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT:
Mua hàng: HN (Ms Hằng): 0911 876 893 / HCM (Ms Thùy): 0911 876 899
Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ
AnhNN