Chữ ký số công cộng EFYCA
Giải pháp tiên phong thời công nghệ

Quy định mới nhất về việc đăng ký thương hiệu độc quyền

Đăng ký thương hiệu độc quyền là việc chủ sở hữu thực hiện các thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu Trí tuệ nhằm ghi nhận quyền sở hữu thương hiệu. Đây là biện pháp giúp chủ sở hữu được có thể sử dụng thương hiệu độc quyền và tránh được các hành vi xâm phạm thương hiệu có thể xảy ra. Để tìm hiểu về nội dung này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của EFY-CA.

1. Điều kiện để đăng ký thương hiệu độc quyền

Điều kiện để đăng ký thương hiệu độc quyền

Để đăng ký thương hiệu độc quyền, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều kiện như sau: 

- Thương hiệu chưa ai đăng ký bằng cách tra cứu khả năng trùng lặp trước khi đăng ký

Đây là bước tiên quyết cần lưu ý khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu. Bước này nhằm xác định thương hiệu có bị trùng hoặc tương tự với các thương hiệu đã đăng ký trước đó hay không. Hiện nay, có hai hình thức tra cứu thương hiệu bao gồm: Tra cứu sơ bộ (độ chính xác khoảng 40-50%) và Tra cứu chính thức (độ chính xác khoảng 96%).

- Tờ khai thông tin đăng ký (trong hồ sơ) đúng mẫu quy định

Tờ khai thông tin là một trong những tài liệu bắt buộc cần có và đảm bảo theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, để đảm bảo hồ sơ đăng ký được chấp thuận, doanh nghiệp, cá nhân cần sử dụng mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu chính xác. 

- Điều kiện ngày ưu tiên qua việc có nên đăng ký thương hiệu ngay khi hoàn tất quá trình thiết kế

Thương hiệu cần mất hơn 24 tháng để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký, thương hiệu đã được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Nếu xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn trong thời gian xử lý đơn đăng ký,… thương hiệu vẫn sẽ được bảo vệ. Nhờ đó, thương hiệu có thể kiểm soát và xử lý được các trường hợp đạo.

2. Quy định về việc đăng ký thương hiệu độc quyền

Quy định về việc đăng ký thương hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền

Quy trình này giúp khách hàng xác định phạm vi quyền của thương hiệu, đồng thời là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của thương hiệu. Việc này không bắt buộc nhưng rất quan trọng để chủ sở hữu có thể chắc chắn về khả năng thương hiệu được đăng ký thành công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền bởi chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký  tại Cục sở hữu trí tuệ

Cục sở hữu trí tuệ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu. Có các hình thức nộp hồ sơ bao gồm: Nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện và nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Hồ sơ sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thẩm tra trước khi ra quyết định đồng ý hay từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Nếu đơn đăng ký đáp ứng được yêu cầu bảo hộ thì Cục sẽ ra thông báo gửi tới chủ đơn yêu cầu nộp phí cấp văn bằng,ngược lại chủ sở hữu sẽ nhận được thông báo nêu rõ lý do từ chối.

3. Phí đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền?

Phí đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền?

Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Theo đó, lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu được quy định như sau:

- Đăng ký bảo hộ cho Nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 6 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ:

+ Lệ phí nộp đơn: 150.000đ/đơn.

+ Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng

+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng

+ Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

+ Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000đ đồng

- Đăng ký nhãn hiệu gồm nhiều nhóm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ:

Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký:

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000 đồng

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng.

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000 đồng.

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký cần nộp cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi thêm 30.000 đồng.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng

Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

Trên đây là bài viết về nội dung quy định của việc đăng ký thương hiệu. Đồng thời bài viết cũng cung cấp cho bạn đọc những thông tin về chi phí đăng ký thương hiệu. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích cho công việc của bạn.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY

▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNG
CHỮ KÝ SỐ EFY - CA

Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT: 

Tổng đài: 19006142 / 19006139

Mua hàng: HN (Ms Hằng): 0911 876 893 / HCM (Ms Thùy): 0911 876 900

Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty đầy đủ và mới nhất năm 2022

Tìm hiểu: Chứng thư số cá nhân là gì? Quy định về chứng thư số cá nhân

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì? - Những nội dung doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nắm vững

SenNTH

Tin tức liên quan

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam