Vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Đây là yếu tố thể hiện năng lực tài chính và khả năng đáp ứng nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, một số trường hợp các doanh nghiệp cần giảm vốn điều lệ vì nhiều lý do như thu hẹp hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc nhượng/trả lại vốn cho cổ đông. Để thực hiện giảm vốn điều lệ công ty cần tuân thủ đầy đủ các quy định cần thiết. Cùng EFY-CA tìm hiểu về nội dung này ngay dưới đây nhé.
Các trường hợp được giảm vốn điều lệ theo quy định
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 về thay đổi vốn điều lệ, công ty có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp
Để công ty TNHH hai thành viên có thể giảm vốn điều lệ theo hướng hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên cổ đông theo tỷ lệ góp vốn thì cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Đã hoạt động liên tục trong 02 năm;
- Đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi hoàn trả cho thành viên cổ đông.
Trường hợp 2: Mua lại phần vốn góp của thành viên cổ đông
Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình với các điều kiện: Thành viên đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng quản trị. Việc bỏ phiếu không tán thành phải thuộc một trong các vấn đề sau:
- Sửa đổi và bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền, nghĩa cụ của các thành viên hội đồng quản trị;
- Tổ chức lại công ty;
- Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Trường hợp 3: Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ, đúng hạn
Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thành viên góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như cam kết khi đăng ký thành lập công ty.
Trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc góp chưa đủ số vốn cam kết thì công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
Lưu ý:
Thành viên công ty có thể góp vốn cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu có sự tán thành của đa số các thành viên còn lại.
Thủ tục thay đổi, giảm vốn điều lệ công ty
Theo Điều 51, 55 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, vốn đầu tư được quy định như sau:
Nội dung |
Đối với công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh |
Đối với doanh nghiệp tư nhân |
Hồ sơ |
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện pháp luật ký (Mẫu quy định tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); - Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu (với công ty TNHH một thành viên); Nghị quyết, quyết định và biên bản họp Hội đồng quản trị (với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) về việc thay đổi vốn điều lệ; - Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (theo Luật Đầu tư 2020); - Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (với công ty TNHH hai thành viên trở lên): Trường hợp giảm vốn điều lệ do các thành viên thanh toán không đầy đủ và đúng hạn thì không cần nộp BCTC |
Thông báo về việc thay đổi vốn đầu tư (Mẫu quy định tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT). |
Nơi nộp hồ sơ |
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. |
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. |
Thời gian giải quyết |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Lưu ý:
- Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp/công ty phải cam kết đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
- Sau khi hoàn thành thủ tục, phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi giảm vốn điều lệ, vốn đầu tư.
Lưu ý khi thay đổi, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo cho cơ quan liên quan nếu đây là nghĩa vụ được ghi nhận trong thỏa thuận hoặc hợp đồng đã ký. Ví dụ: Hợp đồng vay vốn quy định khi công ty biến động về tổng tài sản phải thông báo cho ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, trường hợp quá thời hạn quy định mà công ty chưa thực hiện thủ tục thay đổi, giảm vốn điều lệ sẽ bị xử phạt hành chính theo mức sau:
- Quá thời hạn từ 01 - 30 ngày: Phạt từ 1 - 5 triệu đồng
- Quá thời hạn từ 31 - 90 ngày: Phạt từ 5 - 10 triệu đồng
- Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn về điều kiện thay đổi, giảm vốn điều lệ công ty tại Việt Nam. Hy vọng thông qua bài chia sẻ trên, bạn đọc đã nắm rõ quy định khi có sự biến động về tổng tài sản, vốn điều lệ của công ty.
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY
▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNG
CHỮ KÝ SỐ EFY - CA
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT:
Mua hàng: HN (Ms Hằng): 0911 876 893 / HCM (Ms Thùy): 0911 876 899
Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ
ThuongNTH
Tin tức liên quan