Chữ ký số công cộng EFYCA
Giải pháp tiên phong thời công nghệ

Chứng thực là gì? Các loại chứng thực hiện hành năm 2023

Hiện nay nhiều người thường nhầm lẫn giữa chứng thực và công chứng. Vậy thực tế, chứng thực là gì? Đâu là điểm khác biệt giữa hai khái niệm trên. Để giúp các bạn giải đáp vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của EFY-CA.

1. Chứng thực là gì?

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân.

Chứng thực là gì

Chứng thực là gì?

Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực có  giá trị pháp lý theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

  • Bản sao từ sổ gốc được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
  • Bản sao từ bản chính sử dụng thay cho bản chính để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh chữ ký đó do người yêu cầu chứng thực ký, là cơ sở để xác định trách nhiệm của người ký đối với nội dung của giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng, giao dịch của các bên.

2. Các loại chứng thực hiện hành

Chứng thực là gì

Các loại chứng thực hiện hành

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về các loại chứng từ bao gồm:

  • Bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức quản lý sổ gốc cấp bản sao căn cứ theo sổ gốc Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung trong sổ gốc.
  • Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực bản sao đúng với bản chính căn cứ theo bản chính.
  • Chứng thực chữ ký là việc tổ chức, cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trên văn bản, giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch.

3. Lệ phí chứng thực

Chứng thực là gì

Lệ phí chứng thực

Mức thu phí chứng thực quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC như sau:

STT

Nội dung thu

Mức thu

1

Phí chứng thực bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở đi thu 1.000 đồng/trang. Mức thu tối đa không vượt quá 200.000 đồng/bản. 

2

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp.

3

Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:

 

a. Chứng thực hợp đồng, giao dịch

50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

b. Chứng thực sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

c. Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã chứng thực

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

 

4. Phân biệt công chứng, chứng thực

Chứng thực là gì

Phân biệt công chứng, chứng thực

Nhiều người nhầm lẫn công chứng và chứng thực. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá cơ bản, giúp các bạn phân biệt hai khái niệm này.

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Khái niệm

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các công việc như:

- Chứng nhận bằng văn bản về tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác.

- Tính chính xác, hợp pháp, không vi phạm đạo đức xã hội của văn bản, tài liệu dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch căn cứ bản chính, bản gốc theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP.  

- Theo đó, có 4 hoạt động chứng thực bao gồm:

+ Cấp bản sao từ sổ gốc

+ Chứng thực bản sao từ bản chính

+ Chứng thực chữ ký

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch

Bản chất

- Bảo đảm nội dung của hợp đồng giao dịch. 

- Hình thức và nội dung đều được chú trọng. 

- Tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch do công chứng viên chịu trách nhiệm.

- Mang tính pháp lý cao hơn

- Chứng nhận sự việc.

- Hình thức là chủ yếu về mặt hình thức, không đề cập nội dung. 

Đặc điểm

- Công chứng là hành vi của công chứng viên.

- Là việc chứng nhận hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch.

- Có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện.

- Do nhà nước quản lý.

- Phạm vi công chứng là giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải công chứng và các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức không vi phạm quy định của pháp luật.

- Đảm bảo nội dung hợp đồng, giao dịch hợp pháp.

- Chứng thực là hành vi của công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Là hoạt động thường ngày liên quan đến đời sống con người.

- Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc đúng sự thật.

- Xác minh tính chính xác của văn bản, sự kiện pháp lý.

- Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.

Thẩm quyền

- Tổ chức hành nghề công chứng, phòng công chứng, văn phòng công chứng. 

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài.

- Phòng Tư pháp cấp huyện.

- UBND cấp xã.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự, Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.

- Công chứng viên

Giá trị pháp lý

- Có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu.

- Hợp đồng, giao dịch đã công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác).

-  Hợp đồng, giao dịch đã công chứng có giá trị chứng cứ thì không cần chứng minh các sự kiện, tình tiết trong hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

- Bản dịch công chứng có giá trị như giấy tờ, văn bản được dịch.

- Có giá trị sử dụng thay cho bản chính (trừ trường hợp quy định khác của pháp luật). 

- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay bản chính trong các giao dịch nhằm mục đích đối chiếu (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh là người yêu cầu chứng thực đã ký, từ đó có thể xác định trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản của người ký.

- Hợp đồng, giao dịch chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng.

 

Trên đây là bài viết về chứng thực năm 2023. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích, phục vụ cho công việc của bạn.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY

▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNGCHỮ KÝ SỐ EFY - CA

Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT: 

Tổng đài:   19006142/19006139

Mua hàng: HN (Ms Hằng):  / HCM (Ms Thùy): 0911 876 893000911 876 9

Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ

NỘI DUNG LIÊN QUAN

 công ty đầy đủ và mới nhất năm 2022Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Tìm hiểu: ? Quy định về chứng thư số cá nhânChứng thư số cá nhân là gì

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì? - Những nội dung doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nắm vững

SenNTH

Tin tức liên quan

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam