Chữ ký số công cộng EFYCA
Giải pháp tiên phong thời công nghệ

Những quy định cần biết khi thực hiện giao dịch thuế điện tử

Trong thời đại số hóa, giao dịch thuế điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc thực hiện giao dịch thuế điện tử mang lại nhiều tiện lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý. Tuy nhiên, để tham gia hình thức giao dịch này, người nộp thuế phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Cùng EFY-CA tìm hiểu rõ hơn về các quy định cần biết khi thực hiện giao dịch thuế điện tử nhé.

1. Điều kiện thực hiện giao dịch thuế điện tử

Điều kiện thực hiện giao dịch thuế điện tử

Điều kiện thực hiện giao dịch thuế điện tử

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC, giao dịch thuế điện tử là các giao dịch trong lĩnh vực thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử bởi các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Nguyên tắc thực hiện giao dịch điện tử (theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC) như sau:

- Có khả năng truy cập và sử dụng Internet;

- Có địa chỉ thư điện tử (email);

- Có chữ ký số hoặc số điện thoại di động do một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa có chứng thư số) đã được đăng ký để tiến hành giao dịch với cơ quan thuế.

Lưu ý: Nếu người nộp thuế chọn sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử thì phải tuân theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đó.

2. Hướng dẫn đăng ký giao dịch thuế điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Hướng dẫn đăng ký giao dịch thuế điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Hướng dẫn đăng ký giao dịch thuế điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Việc đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử phải được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau:

“3. Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử

a) Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

b) Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản hệ thống.

c) Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Người nộp thuế giao dịch thuế điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 42 Thông tư này.

Như vậy, nếu người nộp thuế chọn thực hiện giao dịch thuế điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thì việc đăng ký phải thực hiện tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý hệ thống.

3. Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử

Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử theo quy định

Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử theo quy định

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC về nguyên tắc thực hiện giao dịch thuế điện tử như sau:

“Người nộp thuế tự chịu trách nhiệm nếu không kiểm tra, không đọc thông báo, văn bản của cơ quan thuế tại tài khoản giao dịch thuế điện tử và qua địa chỉ email, qua tin nhắn điện thoại kể cả trong trường hợp người nộp thuế không truy cập được Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế do lỗi kỹ thuật thuộc về hệ thống hạ tầng, thiết bị của người nộp thuế hoặc do địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế không chính xác.

7. Người nộp thuế, cơ quan thuế, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đã hoàn thành việc thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Thông tư này thì không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác và được công nhận đã hoàn thành thủ tục thuế tương ứng theo quy định của Luật Quản lý thuế.”

Như vậy, người nộp thuế sau khi hoàn tất giao dịch thuế điện tử sẽ không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác và được công nhận đã hoàn thành nộp thuế tương ứng theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019.

Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về những quy định cần biết khi thực hiện giao dịch thuế điện tử. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ để chủ động hoàn thiện hồ sơ tham gia giao dịch thuế điện tử nhé.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ EFY-CA : TẠI ĐÂY

▶ÐĂNG KÍ SỬ DỤNG
CHỮ KÝ SỐ EFY - CA

Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT: 

Tổng đài: 19006142 / 19006139

Mua hàng: HN (Ms Hằng): 0911 876 893 / HCM (Ms Thùy): 0911 876 899

 

Chữ ký số công cộng EFYCA - Giải pháp tiên phong thời công nghệ

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chữ Ký Số HSM Là Gì? – Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Lựa Chọn Chữ Ký Số HSM?

Chữ Ký Số Token Là Gì? – Giải Pháp Ký Số Tiện Ich, An Toàn, Bảo Mật Trong Các Giao Dịch Điện Tử | Chữ Ký Số EFY-CA

Chữ ký số từ xa là gì? Tìm hiểu về dịch vụ chữ ký số từ xa EFY-eRemoteSigning

ThuongNTH



 

Tin tức liên quan

2018 © Công ty cổ phần công nghệ tin học EFY Việt Nam